Page 211 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 211

Chương V: ĐÒN ĐIỂM HUYỆT                                209                         210        TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG


             chiến thuật (Trị - Thiên, Tây Nguyên và các tỉnh phía bắc                               Phạm Văn Phú, Tư lệnh Vùng II chiến thuật, tìm cách
             miền Trung), co về giữ Vùng III và IV chiến thuật, bao                              cứu vãn tình thế. Phú từng là  một lính ngụy dưới thời
             gồm cả đồng bằng sông Cửu Long. Thà mất đất còn hơn                                 Pháp, đã bị quân ta bắt tại Điện Biên Phủ năm 1954, nay
             chung sống với “cộng sản”. Thiệu phác ra kế hoạch trên                              là một viên tướng tồi, không được giới quân sự tín nhiệm.
             bản đồ và nói: “Với sức lực và khả năng của ta, chắc chắn                           Tuy vậy, Thiệu lại nâng đỡ Phú, bởi vì cả hai cùng giúp
             ta không thể nào giữ được toàn bộ vùng đất theo ý muốn.                             nhau lên chức.
             Chúng ta phải triển khai lại lực lượng làm sao có thể giữ                               Cuộc họp tiến hành tại Cam Ranh trưa ngày 14/3, theo
             những vùng đông dân và trù phú này thôi. Chính những                                đề nghị của Phú, vì Plâyku không được an toàn, tại ngôi
             vùng này mới thật quan trọng”.                                                      biệt thự xây cất trong dịp đón Tổng thống Mỹ L.B. Giônxơn
                 Chiến lược này của Thiệu còn được gọi nôm na là “đầu                            hồi năm 1966. Cùng họp có Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên,
             bé đít to”, thả lỏng phần trên, giữ chặt phần dưới. Vùng                            Đặng Văn Quang,  ba cố vấn thân cận nhất của Thiệu.
             “trên” tiếp giáp với miền Bắc vốn là vùng bất lợi về quân                           Cuộc họp được giữ tuyệt đối bí mật, kể cả với cố vấn Mỹ.
             sự cũng như về kinh tế; vùng “dưới”, chính là vùng đồng                                 Tình hình Quân đoàn II ngụy rất đen tối. Hầu như toàn
             bằng sông Cửu Long trù phú, cung cấp lúa gạo, rau quả,                              bộ Buôn Ma Thuột đã nằm dưới quyền kiểm soát của cộng
             cá tôm cho 75% dân số “Việt Nam cộng hoà”.                                          sản. Các đường giao thông đều bị cắt đứt. Phú không dám

                 Không ai có ý kiến gì!                                                          trả lời dứt khoát khi Thiệu hỏi có thể chiếm lại Buôn Ma
                 Cái phương án vạn bất đắc dĩ này, thực ra là một cơn                            Thuột được hay không? Phú chỉ xin thêm quân và máy bay
             ác mộng.                                                                            lên thẳng để chở quân, vì không thể tiếp viện bằng đường bộ.
                 Trở lại vấn  đề Buôn  Ma Thuột, Thiệu yêu cầu “tử                                   Yêu cầu của Phú không  được  đáp  ứng, vì không còn
             thủ”, chiếm lại bằng mọi giá.                                                       quân dự bị và 200 trong số 400 trực thăng của quân ngụy
                 Ngay chiều hôm ấy, Đài Phát thanh Sài Gòn và Đài                                hoặc đã bị cộng sản bắn rơi, hoặc không hoạt động được
             “quân đội cộng hoà” kêu gào đến thất thanh: “Tử thủ Buôn                            nữa do thiếu phụ tùng thay thế.
             Ma Thuột”.                                                                              Kết thúc cuộc họp, Thiệu lệnh cho Phú rút bỏ Plâyku,
                 Không may  cho  nhà báo  Pháp Pôn Lêăngđri (Paul                                Kon Tum, triển khai lực lượng tái chiếm Buôn Ma Thuột. Các
             Léandri) lại đưa tin: Buôn Ma Thuột đã bị thất thủ! Bản                             đơn vị còn lại sẽ rút về Tuy Hòa. Ở đó, sẽ tập hợp, củng cố lực
             tin của hãng thông tấn AFP khác nào một gáo nước lạnh                               lượng tiến hành một chiến dịch chiếm lại Buôn Ma Thuột.

             dội lên đầu Thiệu. Nhà báo Pháp đã phải trả giá đắt về một                              Phú chủ trương rút quân theo đường số 7 để tranh thủ
             tin chiến sự kịp thời, chính xác, bằng tính mệnh của mình.                          bất ngờ. Đây là con đường liên tỉnh từ lâu hầu như đã bị
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216